Tiếng Ả Rập – ngôn ngữ hiếm đem lại nhiều cơ hội

Tiếng Ả Rập hiện nay

Là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc và có đến 22 quốc gia Ả Rập với hơn 420 triệu người sử dụng trên toàn cầu. Chính vì thế biết tiếng Ả rập sẽ mang lại cho bạn cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong mọi lĩnh vực cũng như một mức lương dư dả. 

Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập là cơ sở giáo dục lâu đời và duy nhất tại Việt Nam đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Ả Rập hệ phiên dịch. Năm 1996, để đáp ứng nhu cầu xã hội, trường Đại học Quốc gia Hà Nội giảng dạy khóa cử nhân tiếng Ả Rập đầu tiên. Trong suốt 25 năm qua, chương trình đào tạo (CTĐT) liên tục được đánh và cải tiến với sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan (Nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, giáo viên) và tham khảo CTĐT của các nước khác để đưa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn và yêu cầu về chuẩn đầu ra (CĐR) phù hợp, nhằm đáp ứng những tiêu chí về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.

Những điều thú vị về đất nước Ả Rập Xê-út

Bên cạnh đó, mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia Ả Rập ngày càng trở nên gắn kết hơn, từ đó thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như thương mại, du lịch, năng lượng, khoa học công nghệ,… đặc biệt là giáo dục. Trong 05 năm gần đây (2015–2020), theo thống kê có hơn 70 sinh viên ngành ngôn ngữ Ả Rập đã được nhận học bổng Đại sứ quán, đi du học và tham gia các cuộc thi tại nước ngoài.

Dưới đây là những cơ hội ưu việt mà sinh viên có thể tiếp cận khi theo học CTĐT Ngôn ngữ Ả Rập.

6 nhóm năng lực đạt được khi tốt nghiệp

Kiến thức, năng lực tiếng Ả Rập: Có kiến thức tốt và sử dụng thành thạo tiếng Ả Rập.

Kiến thức, năng lực ngoại ngữ hai: Sử dụng tốt ngoại ngữ 2 tùy chọn. Sinh viên đạt trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Kiến thức, năng lực về Văn hóa – Xã hội: Hiểu biết về ngôn ngữ Ả Rập, về đất nước, văn hóa, con người, xã hội Việt Nam và các nước nói tiếng Ả Rập. Có khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức này vào trong công việc và cuộc sống, trong giao tiếp liên văn hóa và thể hiện được các kiến thức đó bằng tiếng Ả Rập.

Kiến thức, năng lực chuyên ngành Biên – Phiên dịch: Hiểu biết thành thạo về lý thuyết và kỹ năng biên phiên dịch, có khả năng biên phiên dịch Ả Rập-Việt, Việt-Ả Rập, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, báo chí và du lịch.

Kiến thức, năng lực về Kinh tế – Thương mại, hành chính văn phòng: Hiểu biết cơ bản và thực tế về kinh tế doanh nghiệp trong và ngoài nước; hợp tác thương mại song phương, đa phương giữa Việt Nam và các nước Ả Rập; tin tức chính trị – văn hóa – xã hội của các nước Ả Rập; cách trình bày các văn bản hành chính tiếng Ả Rập. Có khả năng vận dụng sáng tạo những hiểu biết này vào trong công việc và phát triển năng lực bản thân.

Kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ: Có những kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt yêu cầu công việc và phát triển bản thân như kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, năng lực xác định và giải quyết vấn đề, thích ứng cao trong môi trường sống và làm việc cạnh tranh đa văn hóa, đáp ứng đòi hỏi của công nghệ 4.0.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác trong 3 nhóm vị trí việc làm như:

– Biên dịch viên, Phiên dịch viên, Biên tập viên

– Giáo viên, Giảng viên, Nghiên cứu viên

– Thư ký văn phòng, Trợ lý đối ngoại, Hướng dẫn viên du lịch

Một số môn học nổi bật:

– Đất nước học Ả Rập

– Văn học Ả Rập

– Giao tiếp liên văn hoá

– Biên dịch – Phiên dịch

– Biên dịch – Phiên dịch chuyên ngành

– Biên dịch – Phiên dịch nâng cao

– Kỹ năng, nghiệp vụ biên – phiên dịch

– Dịch văn bản tin tức báo chí

– Tiếng Ả Rập kinh tế – thương mại

– Tiếng Ả Rập hành chính văn phòng

– Tiếng Ả Rập du lịch

Biên tập: Đại học Quốc gia Hà Nội